Gừng là một loài thực vật quen thuộc được sử dụng làm gia vị hoặc làm thuốc. Gừng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, giúp phòng ngừa bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch. Cuộc Sống Việt mời bạn đọc cùng tìm hiểu về Công dụng của Gừng đối với sức khỏe qua bài viết sau:
1. Thành phần dinh dưỡng của Gừng
- Gừng chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có ích cho sức khỏe như: Vitamin B3, B6, C, Folate, Phốt pho, Cali, Magie, Kẽm, Niacin, Riboflavin.
- Một muỗng canh gừng chứa: 1,07g Carbohydrate; 0,11g Protein; 0,12g chất xơ; 0,5g chất béo; 4,8 lượng calo.
2. Công dụng của Gừng đối với sức khỏe
- Cải thiện hệ tiêu hóa:
+ Cơ thể hấp thụ gừng thường xuyên sẽ được hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn và giữ cho hệ tiêu hóa luôn trong trạng thái tốt nhất, giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ngăn ngừa các ảnh hưởng của trào ngược dạ dày thực quản.
+ Gừng chứa một số thành phần giúp cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất.
+ Gừng có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm buồn nôn và nôn mửa thông thường, kể cả ở các trường hợp phụ nữ mang thai, sau phẫu thuật và hóa trị.
+ Gừng thúc đẩy sự sản sinh ra nhiều vi khuẩn có lợi trong đường ruột như E. coli, Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella,… có khả năng chống lại vi khuẩn gây viêm ở dạ dày.
+ Gừng có khả năng hỗ trợ phục hồi vết loét dạ dày liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản khi được sử dụng kết hợp với men vi sinh.
- Trị cảm lạnh thông thường: theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có khả năng phát biểu, ôn trung tán hàn, giải độc, hành thủy, tiêu đờm, giảm viêm, giảm đau nhanh chóng. Gừng có công dụng làm giãn mao mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu, thúc đẩy hệ bài tiết. Ăn gừng tươi sẽ làm ấm cơ thể, cải thiện đường hô hấp ngăn ngừa virus gây bệnh như cảm lạnh thông thường.
- Phòng ngừa ung thư: một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu cơ thể được bổ sung gừng thường xuyên thì sẽ hạn chế sự tích tụ các gốc tự do – tác nhân chính dẫn đến ung thư.
- Giảm đau nhức xương khớp và xoa dịu cơ bắp mệt mỏi: gừng không có tác dụng giảm đau nhức xương khớp và cơ bắp ngay tức thời, mà nó có tác dụng xoa dịu cơn đau về sau này. Các nghiên cứu cho thấy rằng những người bổ sung gừng trong các bữa ăn hằng ngày ít có khả năng bị mỏi cơ và đau nhức xương khớp trong ngày hôm sau so với những người không có gừng trong các bữa ăn.
- Bảo vệ răng miệng: gừng chứa hợp chất gingerols có công dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại trong răng miệng, phòng ngừa bệnh nha chu; ngoài ra, gừng còn có công dụng làm răng trở nên trắng sáng.
- Chống viêm: hợp chất gingerols có thể chữa trị những cơn đau cấp tính và mạn tính, các chất tinh dầu trong gừng có khả năng chống viêm (gồm cả viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm gân) và chống chọi các bệnh nhiễm trùng.
- Hỗ trợ giảm cholesterol trong máu và điều hòa lượng đường máu: sử dụng gừng tươi sẽ giúp cơ thể tăng cường phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm và phổ biến hiện nay như: béo phì, tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,…
- Giảm đau do co thắt khi tới thời kỳ kinh nguyệt: gừng có công dụng hạ thấp nồng độ hóc-môn prostaglandin (nguyên nhân chính gây ra các cơn đau, co thắt và sốt khi tới thời kỳ kinh nguyệt); vì vậy uống nước gừng ấm có thể làm giảm nhanh các cơn đau và sốt.
3. Lưu ý khi sử dụng Gừng
- Gừng được sử dụng bằng nhiều dạng như: gia vị, thuốc, trà, xông,… Một số người bị dị ứng với gừng không nên lạm dụng quá nhiều vì sẽ gây tác dụng phụ như: ợ chua, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
- Trà gừng được dùng ở mức an toàn là uống từ 1 đến 2 ly mỗi ngày.
- Gừng có công dụng làm loãng máu và hỗ trợ hạ huyết áp, vì vậy những người đang sử dụng thuốc huyết áp hoặc thuốc làm loãng máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thêm gừng.
Cuộc Sống Việt chân thành cảm ơn bạn đọc đã xem bài viết. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc thông tin cần thiết về Công dụng của Gừng đối với sức khỏe, giúp bạn đọc trang bị thêm nhiều điều hữu ích cho cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc hơn.
Tấn Minh