Tôi vốn được sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn Bắc Bộ. Có lẽ vì thế mà ngay từ nhỏ tôi đã được ngấm những làn điệu chèo, quan họ, trống quân, xẩm ... Và bởi vậy cho nên, tôi đã yêu mến văn hóa dân gian từ khi nào chẳng rõ. Tôi đã từng có cơ hội được đi biểu diễn quan họ cùng một chương trình với những nghệ nhân hát bài chòi. Nhưng thú thực khi đó tôi cũng không để tâm lắm đến tiết mục biểu diễn của các đoàn bạn, hay nói đúng hơn thì thời gian ấy tôi cũng không hiểu nhiều về loại hình hát bài chòi, nên chưa thấy nó hấp dẫn để mình theo dõi. Chỉ đến khi có dịp ghé thăm Hội An vào một ngày cuối tháng bảy vừa rồi. Lúc mà màn đêm bắt đầu phủ xuống, bên dòng sông Hoài thơ mộng, hàng ngàn ánh đèn màu thắp lên lung linh cả một góc phố, tôi vô tình lạc bước vào một khoảng đất rộng, nơi đó chính là không gian để các nghệ nhân chuẩn bị tổ chức chơi bài chòi phục vụ du khách. Tôi đã vô cùng hào hứng đón nhận sự tình cờ ấy và coi đó như một cái duyên, để được tìm hiểu và thêm yêu loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này. Từ chối lời mời đi ăn tối của mọi người ngay lúc ấy, tôi quyết định chờ đợi và khoảng gần nửa tiếng sau, khi mà lượng du khách kéo đến đã đông kín thì cũng là lúc chương trình được bắt đầu.
Tôi được nghệ sĩ Ba Gần, một nhạc công của nhóm hát bài chòi ở Hội An cho hay, để diễn tả loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo bài chòi, người ta thường gọi tên theo bốn cách khác nhau, đó là: Chơi – đánh – hô – hát. Bài chòi ở Quảng Nam nói riêng và ở Trung Trung Bộ nói chung là trò chơi dân gian mang hơi thở của cuộc sống cộng đồng, gắn liền với đời sống của người dân lao động. Đó còn là ký ức văn hóa được lưu giữ qua nhiều thế hệ của người dân bản xứ. Nếu như ở Bắc Bộ có câu ca dao “Ăn no rồi lại nằm khoèo - Nghe tiếng trống chèo bế bụng đi xem – Chẳng thèm ăn chả, ăn nem – Thèm no cơm tẻ, thèm xem hát chèo”, thì người dân ở Trung Trung Bộ lại có câu “Rủ nhau đi đánh bài chòi – Để con nó khóc đến lòi rún ra”. Hai câu ca dao tuy ở hai miền khác nhau của đất nước, nhưng lại cùng chung một nghĩa nói về sự yêu mến, say mê của người dân lao động, đối với loại hình nghệ thuật dân gian của quê hương mình.
Trung tâm của nghệ thuật bài chòi nằm ở vùng Ngũ Quảng, gồm có: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Thừa Thiên Huế), Quảng Nam và Quảng Ngãi. Để lý giải cho nguồn gốc của bài chòi, có giả thuyết đã cho rằng, trong quá trình lao động sản xuất của người dân trước đây, khi canh giữ hoa màu trên chòi gác, người dân đã nghĩ ra cách giao lưu giữa chòi này với chòi khác bằng những câu thơ, câu vè, câu ca dao, câu hát, câu hò...Và cũng chính từ các chòi gác này, những người dân lao động đã sáng tạo ra cách chơi bài tứ sắc (theo lối chơi bài tổ tôm). Vì thế đã có người cắt nghĩa một cách đơn giản rằng “chơi bài chòi là chơi bài ở trên chòi” là vậy.
Tôi được nghệ sĩ Ba Gần, một nhạc công của nhóm hát bài chòi ở Hội An cho hay, để diễn tả loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo bài chòi, người ta thường gọi tên theo bốn cách khác nhau, đó là: Chơi – đánh – hô – hát. Bài chòi ở Quảng Nam nói riêng và ở Trung Trung Bộ nói chung là trò chơi dân gian mang hơi thở của cuộc sống cộng đồng, gắn liền với đời sống của người dân lao động. Đó còn là ký ức văn hóa được lưu giữ qua nhiều thế hệ của người dân bản xứ. Nếu như ở Bắc Bộ có câu ca dao “Ăn no rồi lại nằm khoèo - Nghe tiếng trống chèo bế bụng đi xem – Chẳng thèm ăn chả, ăn nem – Thèm no cơm tẻ, thèm xem hát chèo”, thì người dân ở Trung Trung Bộ lại có câu “Rủ nhau đi đánh bài chòi – Để con nó khóc đến lòi rún ra”. Hai câu ca dao tuy ở hai miền khác nhau của đất nước, nhưng lại cùng chung một nghĩa nói về sự yêu mến, say mê của người dân lao động, đối với loại hình nghệ thuật dân gian của quê hương mình.
(Nghệ sĩ Ba Gần)
Trung tâm của nghệ thuật bài chòi nằm ở vùng Ngũ Quảng, gồm có: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Thừa Thiên Huế), Quảng Nam và Quảng Ngãi. Để lý giải cho nguồn gốc của bài chòi, có giả thuyết đã cho rằng, trong quá trình lao động sản xuất của người dân trước đây, khi canh giữ hoa màu trên chòi gác, người dân đã nghĩ ra cách giao lưu giữa chòi này với chòi khác bằng những câu thơ, câu vè, câu ca dao, câu hát, câu hò...Và cũng chính từ các chòi gác này, những người dân lao động đã sáng tạo ra cách chơi bài tứ sắc (theo lối chơi bài tổ tôm). Vì thế đã có người cắt nghĩa một cách đơn giản rằng “chơi bài chòi là chơi bài ở trên chòi” là vậy.
Từ xưa, hội chơi bài chòi thường chỉ được tổ chức vào các ngày tết, hội làng tại một không gian rộng. Ở Quảng Nam, ngoài việc tổ chức tại những không gian cố định, các gánh bài chòi còn hoạt động theo dòng chảy của những con sông. Vì vậy bài chòi ở Quảng Nam thực sự rất phong phú về câu từ khi đi qua mỗi một vùng đất khác nhau. Từ việc nghệ thuật bài chòi chỉ còn tồn tại trong hoài niệm, vào năm 1999, bài chòi đã được người dân Hội An phục hồi. Sau một quá trình phát triển rất mạnh mẽ, tháng 12/2017, bài chòi đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Và cho đến hôm nay, bài chòi Hội An đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân bản địa, cũng như khách du lịch mỗi khi ghé tới thăm phố cổ Hội An. Trong một không gian mở giữa phố, mọi du khách đều dễ dàng để có thể tham gia trò chơi bài chòi, đó chính là một điểm nhấn đặc biệt để đưa bài chòi tiếp cận được gần hơn với khách du lịch trong và ngoài nước. Cũng theo nghệ sĩ Ba Gần cho biết, hiện nay nghệ nhân hô bài chòi ở Hội An thì có rất nhiều, nhưng “anh Lương Đáng, chú Quý, cô Ngọc Huệ, cô Thu Hương” là những nghệ nhân được cho là xuất sắc nhất.
(Nghệ nhân hô bài chòi Thu Hương)
(Chị Hiệu cùng những người giúp việc)
(Tác giả trải nghiệm là người chơi bài chòi)
(Niềm vui khi người chơi được nhận cờ)
(Trao thưởng cho những người chiến thắng)
Bài chòi là một trò chơi dân gian mang tính dân dã, mộc mạc, vui nhộn nên luôn thu hút được rất nhiều người tham gia và xem. Hết cuộc chơi, dù có là người chiến thắng hay không, mọi người tham gia đều sẽ cảm thấy rất vui vẻ bởi không khí náo nhiệt ở đó. Những nụ cười sảng khoái chắc chắn sẽ theo chân du khách đi muôn nơi và dư âm sẽ còn đọng lại mãi trong lòng mỗi người.
(Video: Trò chơi bài chòi vui nhộn ở Hội An)
Hội An, tháng 7/2022
Bài và ảnh: Dương Hùng