CÓ THỂ DÙNG CĂN CƯỚC CÔNG DÂN THAY THẾ CHO HỘ CHIẾU

 
    Việt Nam bắt đầu triển khai cấp thẻ Căn cước công dân từ năm 2016. Đối tượng được cấp là những công dân từ đủ 14 tuổi trở lên. Tính đến nay, dù đã trải qua 06 năm thực hiện, nhưng vẫn khá nhiều người chưa biết rõ một số quy định liên quan tới thẻ Căn cước công dân.
    Khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi thì phải đổi thẻ Căn cước công dân. Trường hợp nào được cấp, đổi, cấp lại trong khoảng thời gian 02 năm trước thời hạn quy định về độ tuổi ở trên, thẻ Căn cước công dân đó vẫn được sử dụng đến kỳ đổi thẻ tiếp theo.
     Mã định danh cá nhân của mỗi người chính là dãy 12 con số trên thẻ Căn cước công dân. Mã số này gắn liền với mỗi công dân và không bao giờ thay đổi, vì thế sẽ không có việc mã định danh của người này trùng với mã định danh của bất kỳ người nào khác.
    Thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử để lưu trữ những thông tin quan trọng về nhân thân của mỗi công dân. Những thông tin này được bảo đảm tuyệt đối an toàn, vì chỉ có cơ quan chức năng khi có đầu đọc chíp chuyên dụng, mới có thể trích xuất được thông tin. Bởi vậy, nếu người nào chẳng may bị mất thẻ Căn cước công dân gắn chíp, cho dù ai đó nhặt được, cũng không thể lấy cắp được những thông tin cá nhân của chủ thẻ bị mất.
    Đặc biệt nhất là thẻ Căn cước công dân có thể hoàn toàn thay thế được hộ chiếu, khi Việt Nam và một nước nào đó ký điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế, cho phép công dân của mỗi nước dùng thẻ Căn cước công dân thay thế cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Toàn Thắng

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn