Ngủ ngáy là một hiện tượng rất phổ biến và thường gặp ở nam giới, nhất là những người thừa cân hay béo phì. Người ngủ ngáy không chỉ làm phiền những người xung quanh mà bản thân còn có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cuộc Sống Việt xin gửi tới bạn đọc bài viết Ngủ ngáy - Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục sau đây:
1. Ngủ ngáy là gì?
Ngủ ngáy còn được gọi là ngáy khi ngủ, là tình trạng vùng họng sau bị hẹp lại, xảy ra trong lúc ngủ. Người ngủ hít vào một dòng khí và dòng khí này đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo ra âm thanh mà người ta gọi là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng miệng, họng hoặc mũi.
Kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy ngủ ngáy có liên quan tới nhiều vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: thiếu ngủ, đau đầu, béo phì, thừa cân, tim mạch, đột quỵ,…
Âm thanh ngủ ngáy thường gây khó chịu cho những người xung quanh, nhưng người ngủ ngáy lại không nghe và không hay biết việc này.
Kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy ngủ ngáy có liên quan tới nhiều vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: thiếu ngủ, đau đầu, béo phì, thừa cân, tim mạch, đột quỵ,…
Âm thanh ngủ ngáy thường gây khó chịu cho những người xung quanh, nhưng người ngủ ngáy lại không nghe và không hay biết việc này.
2. Nguyên nhân ngủ ngáy
Sự lưu thông bình thường của không khí được hít thở qua mũi và miệng có thể bị cản trở bởi những yếu tố sau đây dẫn đến ngủ ngáy:
- Tắc đường thở trong mũi hoặc nghẹt mũi: do viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang, có người chỉ ngủ ngáy trong thời gian bị nhiễm trùng xoang hoặc trong thời gian bị dị ứng.
- Tắc đường thở trong mũi hoặc nghẹt mũi: do viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang, có người chỉ ngủ ngáy trong thời gian bị nhiễm trùng xoang hoặc trong thời gian bị dị ứng.
- Các biến dạng trong mũi như lệch vách ngăn, dị tật cũng có thể làm tắc nghẽn đường thở gây ra ngáy ngủ.
- Mô vùng họng kém linh động: khoảng không giữa thanh quản và vùng hầu họng quá hẹp để dòng khí có thể lưu thông, vì thế đã gây ra tiếng ngáy khi ngủ, nguyên nhân là do thừa cân, béo phì tạo nên hiện tượng tích lũy mô ở vùng hầu họng.
- Cơ lưỡi và cơ vùng họng ít hoạt động, các mô liên kết nâng đỡ vùng này bị giãn quá mức khiến các cơ bị chùng xuống tạo áp lực lên đường thở. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do ngủ quá sâu, lạm dụng bia rượu hoặc các loại thuốc an thần. Tuổi càng cao thì các cơ vận động càng kém.
- Vòng miệng, lưỡi gà dài, mềm có thể làm tắc nghẽn không khí lưu thông từ mũi xuống họng làm phát ra tiếng ngáy.
- Hút thuốc lá nhiều dẫn đến viêm họng, gây ảnh hưởng đến các mô và đường hô hấp vào ban đêm.
- Mô vùng họng kém linh động: khoảng không giữa thanh quản và vùng hầu họng quá hẹp để dòng khí có thể lưu thông, vì thế đã gây ra tiếng ngáy khi ngủ, nguyên nhân là do thừa cân, béo phì tạo nên hiện tượng tích lũy mô ở vùng hầu họng.
- Cơ lưỡi và cơ vùng họng ít hoạt động, các mô liên kết nâng đỡ vùng này bị giãn quá mức khiến các cơ bị chùng xuống tạo áp lực lên đường thở. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do ngủ quá sâu, lạm dụng bia rượu hoặc các loại thuốc an thần. Tuổi càng cao thì các cơ vận động càng kém.
- Vòng miệng, lưỡi gà dài, mềm có thể làm tắc nghẽn không khí lưu thông từ mũi xuống họng làm phát ra tiếng ngáy.
- Hút thuốc lá nhiều dẫn đến viêm họng, gây ảnh hưởng đến các mô và đường hô hấp vào ban đêm.
- Uống rượu, bia nhiều làm rối loạn hoạt động và gây ức chế hệ thần kinh trung ương khiến các cơ vùng cổ họng bị giãn ra, đường hô hấp dễ bị đóng hơn sẽ dẫn đến ngủ ngáy.
- Những trẻ có amidan, VA hoặc hạch họng lớn cũng gây ra ngủ ngáy.
- Mất ngủ có thể dẫn đến giãn cổ họng gây ra ngáy ngủ.
- Tư thế ngủ: nằm ngửa thường dẫn đến tình trạng đường thở bị cổ họng làm hẹp gây ra ngủ ngáy, đặc biệt là khi ngủ gối cao gập đầu về phía sau.
- Ngừng thở khi ngủ: đây là trường hợp nghiêm trọng, các mô họng ngăn chặn một phần hoặc toàn bộ đường thở gây ra ngáy ngủ.
- Những trẻ có amidan, VA hoặc hạch họng lớn cũng gây ra ngủ ngáy.
- Mất ngủ có thể dẫn đến giãn cổ họng gây ra ngáy ngủ.
- Tư thế ngủ: nằm ngửa thường dẫn đến tình trạng đường thở bị cổ họng làm hẹp gây ra ngủ ngáy, đặc biệt là khi ngủ gối cao gập đầu về phía sau.
- Ngừng thở khi ngủ: đây là trường hợp nghiêm trọng, các mô họng ngăn chặn một phần hoặc toàn bộ đường thở gây ra ngáy ngủ.
3. Tác hại của ngủ ngáy
Ngủ ngáy ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh. Tiếng ngáy ngủ lại không hề êm dịu, lúc lên lúc xuống khiến người xung quanh rất khó đi vào giấc ngủ.
Bản thân người ngủ ngáy có nguy cơ đối điện với các vấn đề về tim mạch. Đặc biệt là chứng ngưng thở khi ngủ, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra các hệ lụy sau:
- Gián đoạn hô hấp thường xuyên trong khi ngủ, tắc nghẽn đường thở khiến não bị thiếu oxy.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, kém tập trung do thiếu ngủ, mất ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Tăng nguy cơ béo phì.
- Tăng nguy cơ mắc phải các rối loạn về tim mạch và nguy cơ tăng huyết áp.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, đau đầu kinh niên.
Bản thân người ngủ ngáy có nguy cơ đối điện với các vấn đề về tim mạch. Đặc biệt là chứng ngưng thở khi ngủ, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra các hệ lụy sau:
- Gián đoạn hô hấp thường xuyên trong khi ngủ, tắc nghẽn đường thở khiến não bị thiếu oxy.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, kém tập trung do thiếu ngủ, mất ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Tăng nguy cơ béo phì.
- Tăng nguy cơ mắc phải các rối loạn về tim mạch và nguy cơ tăng huyết áp.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, đau đầu kinh niên.
4. Khắc phục ngủ ngáy
Các biện pháp điều chỉnh thói quen sinh hoạt sau đây có thể khắc phục tình trạng ngủ ngáy:
- Giảm cân: người thừa cân, béo phì thường dễ có nguy cơ ngủ ngáy, vì vậy giảm cân có thể cải thiện tình trạng ngáy ngủ.
- Thay đổi tư thế ngủ: chuyển từ nằm ngửa sang nằm nghiêng, vì khi nằm ngửa có thể khiến vòm miệng và lưỡi đổ xuống cổ họng gây ra ngủ ngáy.
- Không uống rượu, bia và các loại thuốc an thần: tránh uống rượu, bia và các thức uống có chứa chất kích thích ít nhất 4 giờ trước khi ngủ. Nếu có bệnh phải dùng thuốc an thần cần cho bác sĩ biết về tình trạng ngủ ngáy.
- Không hút thuốc lá: có thể cải thiện tình trạng ngủ ngáy và đạt được nhiều lợi ích khác của sức khỏe.
- Điều chỉnh thói quen ngủ nghỉ điều độ theo giờ, đảm bảo giấc ngủ được đầy đủ, những người bị mất ngủ hay thiếu ngủ sẽ làm tinh thần mệt mỏi dẫn đến ngáy ngủ.
- Hạn chế ăn nhiều vào bữa tối, không nên ăn những loại thực phẩm được chế biến từ bơ sữa trước khi ngủ.
- Nếu đang bị viêm mũi thì dùng thuốc xịt mũi để làm thông thoáng đường thở.
- Sử dụng gối cao đầu để ngủ giúp khai thông đường thở.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng oxy trong não.
- Giảm cân: người thừa cân, béo phì thường dễ có nguy cơ ngủ ngáy, vì vậy giảm cân có thể cải thiện tình trạng ngáy ngủ.
- Thay đổi tư thế ngủ: chuyển từ nằm ngửa sang nằm nghiêng, vì khi nằm ngửa có thể khiến vòm miệng và lưỡi đổ xuống cổ họng gây ra ngủ ngáy.
- Không uống rượu, bia và các loại thuốc an thần: tránh uống rượu, bia và các thức uống có chứa chất kích thích ít nhất 4 giờ trước khi ngủ. Nếu có bệnh phải dùng thuốc an thần cần cho bác sĩ biết về tình trạng ngủ ngáy.
- Không hút thuốc lá: có thể cải thiện tình trạng ngủ ngáy và đạt được nhiều lợi ích khác của sức khỏe.
- Điều chỉnh thói quen ngủ nghỉ điều độ theo giờ, đảm bảo giấc ngủ được đầy đủ, những người bị mất ngủ hay thiếu ngủ sẽ làm tinh thần mệt mỏi dẫn đến ngáy ngủ.
- Hạn chế ăn nhiều vào bữa tối, không nên ăn những loại thực phẩm được chế biến từ bơ sữa trước khi ngủ.
- Nếu đang bị viêm mũi thì dùng thuốc xịt mũi để làm thông thoáng đường thở.
- Sử dụng gối cao đầu để ngủ giúp khai thông đường thở.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng oxy trong não.
Nếu các biện pháp điều chỉnh thói quen sinh hoạt như trên không mang lại hiệu quả, trường hợp ngủ ngáy nghiêm trọng, cần phải đi khám bác sĩ để được chữa trị phù hợp theo từng nguyên nhân cụ thể.
Lưu ý:
- Không đổ trực tiếp nước vào miệng người đang ngủ ngáy, việc này vô cùng nguy hiểm vì nước có thể tràn vào đường thở gây sặc, hoặc trong một trường hợp nào đó rất có thể sẽ dẫn đến việc suy hô hấp rồi tử vong.
- Nếu muốn đánh thức người ngủ ngáy, nên vỗ hoặc lay nhẹ, tránh làm người ngủ ngáy giật mình thức dậy quá đột ngột vì sẽ gây ra một vài triệu chứng như: kích động, tim đập nhanh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nếu muốn đánh thức người ngủ ngáy, nên vỗ hoặc lay nhẹ, tránh làm người ngủ ngáy giật mình thức dậy quá đột ngột vì sẽ gây ra một vài triệu chứng như: kích động, tim đập nhanh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cuộc Sống Việt chân thành cảm ơn bạn đọc đã xem bài viết. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc thông tin cần thiết về tình trạng ngủ ngáy và cách khắc phục, giúp bạn đọc trang bị thêm vài điều hữu ích cho cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc hơn.
Thanh Duy